About book Arch Of Triumph: A Novel Of A Man Without A Country (1998)
Khi mới đọc những chương đầu của cuốn tiểu thuyết này, có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy có cái gì đó thiêu thiếu, hụt hẫng, không biết bắt đầu từ đâu, bởi bỗng dưng mà đùng một cái, tác giả đập ngay vào những dòng đầu tiên là hai nhân vật – bác sĩ Ravic và người thiếu phụ trẻ tuổi Jeanne Madou – mà không có bất cứ một lời mào đầu, dẫn dắt, miêu tả hay giới thiệu nào để tạo nên một sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho người đọc. Thế nhưng, nếu có đủ kiên nhẫn và sự khoan thai, chậm rãi trong thưởng thức văn học để dần dần đọc đến những chương sau, những diễn biến tiếp theo của câu chuyện, thì chắc chắn độc giả sẽ có cái nhìn khác hơn về cuốn tiểu thuyết này. Bởi càng về sau, những mảng miếng, những mảnh ghép về cuộc sống, tình yêu, suy nghĩ, tâm sự của nhân vật chính và con người ở thủ đô Paris những năm sắp chiến tranh sẽ càng hiện lên rõ nét hơn, sống động hơn, xót xa hơn.“Khải hoàn môn” là câu chuyện về một thời kỳ đen tối của châu Âu những năm 1938 – 1939 khi cựu lục địa đang phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh đến gần, và một vài lát cắt sống động, chân thực của thời kỳ ấy, của cuộc sống nơi lục địa già, mà ở đây cụ thể là Paris, Pháp, đã được gói gọn lại trong hình hài cuộc sống tị nạn của một vị bác sĩ phẫu thuật tài hoa, mà thậm chí cái tên “Ravic” anh dùng để xưng hô với người khác cũng chỉ là cái tên giả thứ 3 anh sử dụng để che đậy thân phận thật của mình. Là một người con của nước Đức nhưng căm ghét chế độ độc tài phát xít đang nhiễm độc tràn lan ở quê hương, Ravic từ chối đi theo những lời mị dân tẩy não của Đảng Quốc xã, giúp đỡ những người Do Thái ở Đức, để rồi anh bị chế độ nghi ngờ là phản quốc, sau đó bị Gestapo bắt và tra tấn dã man. Người yêu của anh là Sybil cũng bị tra khảo, rồi sau đó phải treo cổ tự tử trong trại tập trung Đức quốc xã mà cô bị gửi vào. Ravic tìm đủ mọi cách để trốn khỏi nhà tù Gestapo, lang bạt khắp cùng ngõ hẻm ở châu Âu, không giấy tờ nhận dạng, không quốc tịch, không người thân thích, để rồi cuối cùng dừng bước tại Paris, thủ đô nước Pháp, diễm lệ và phồn hoa.Ravic của ngày hôm nay, của thời điểm mà câu chuyện trong “Khải hoàn môn” diễn ra, là một Ravic đã sống qua 5 năm tại Pháp, đã quen dần với cuộc sống của một kẻ tha hương tị nạn, bị chính đất nước mình sinh ra và lớn lên hắt hủi, muốn cắt đứt quan hệ với dĩ vãng, muốn quên đi những ký ức đau thương về những ngày bị tra tấn kinh hoàng, cùng hình ảnh những người bạn tù Do Thái với cơ thể bị dập nát, biến dạng dưới bàn tay tra khảo nhẫn tâm của Gestapo, và cái chết tức tưởi của người phụ nữ đã đầu ấp tay gối với anh suốt 2 năm trời. Ấy vậy mà, dĩ vãng có bao giờ buông tha cho anh, có bao giờ để anh yên ổn cả một ngày dài đằng đẵng, khi mà màn buông xuống, khi mà cả Paris lên đèn, thì cũng là lúc những ký ức đớn đau và đầy ám ảnh ấy lại hiện lên rõ mồn một, như những lát cắt của cuộc sống cũ mà anh buộc phải sống lại hằng ngày. Và lẫn lộn trong từng chùm những hình ảnh ghê sợ minh chứng cho sự bạo tàn của Đức Quốc xã đó, còn là những ký ức cũng không kém phần đau thương về những ngày Ravic tham gia làm bác sĩ trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, với cảnh phát xít Tây Ban Nha mà đứng đầu là tên Franco trùm sỏ đã ra tay giết hại nhiều người dân vô tội – những người lính yêu hòa bình và phản đối chế độ phát xít cầm quyền. Những ký ức của Ravic là tiêu biểu cho hình ảnh của châu Âu thời đó, châu Âu của chế độ phát xít lên ngôi, của sự bạo tàn không thứ tha của con người. Và bản thân Ravic cũng là một người châu Âu tiêu biểu cho thời kỳ hỗn mang và loạn lạc, khi mà con người ta, vì sống đúng với căn cốt đạo đức của bản thân mình, đã phải chịu cảnh bị ném vào những đau thương mất mát, những nỗi đau thể xác và trên hết là ám ảnh về tinh thần không sao vơi dịu nổi, dù có cố gắng quên đi theo cách nào.Ravic đã sống qua nhiều năm trời tại Paris với nỗ lực đoạn tuyệt với quá khứ, tự làm khô hóa mình, biến mình trở thành một kẻ lãng du của cuộc đời, với tất cả mọi thứ trong cuộc sống của anh cũng lãng du, vô định, bấp bênh như thế. Ravic không hy vọng, không mong chờ một điều gì, cũng không níu kéo tình yêu hay vật vã vì toan tính. Anh sống qua ngày với những ca mổ chui thực hiện cho những bác sĩ khác, để ăn lại vài trăm quan tiền công. Thế nhưng cái thế giới lãng du, vô định, bấp bênh và không níu kéo ấy của Ravic, bỗng chốc bị đảo lộn hoàn toàn, khi cuối cùng anh đã yêu trở lại, đã rơi vào lưới tình vấn vít như tơ nhện với người thiếu phụ trẻ tuổi Jeanne Madou.Gặp nhau trong hoàn cảnh tình cờ, để rồi từ cái điếu thuốc lá người thiếu phụ trẻ xin anh trong một đêm tối trời trên một cây cầu ở Paris, là cái cảnh Ravic giúp Jeanne giải quyết những vấn đề hậu sự cho cái chết của người đàn ông mà trước đây cô đã từng yêu. Nếu Ravic đến Paris để trú chân, để tiếp tục cuộc đời của một kẻ tha hương cầu thực, thì Jeanne lại đến thành phố hoa lệ diễm tình này để chia tay người yêu của mình. Hai kẻ cô đơn giữa một Paris lấp lánh ánh đèn và phù hoa trong một lối sống về đêm đậm chất ái tình Pháp, một cách thật tự nhiên, đã lao vào nhau như hai con thiêu thân khát thèm một thứ gì đó không thể gọi tên. Đó là kiểu tình yêu đắm say dục vọng đã khiến Ravic ban đầu phải tự vấn lại về bản thân mình, về tình trạng mà bỗng dưng thứ cảm xúc kỳ lạ ấy đã khiến mình mắc phải. Anh đã cố gắng từ chối tình cảm ấy, từ chối sự kết hợp thể xác và tâm hồn bỗng dưng khuấy động cuộc sống vốn đã có quá nhiều thứ bấp bênh và vô định của một kẻ lãng du như anh, bởi trong anh hiện nay còn quá nhiều điều để suy nghĩ, bởi một vị bác sĩ tài hoa, đồng thời là một kẻ sống sót sau thảm họa tra tấn kinh người của Gestapo, luôn nghĩ rằng có nhiều thứ đáng để quan tâm trước mắt hơn là chỉ chút ái tình tầm thường nhỏ bé.Ấy vậy mà thứ ái tình ấy, thứ ái tình mà người thiếu phụ trẻ hơn anh tới 15 tuổi, đã dùng để ôm ấp anh hằng đêm bên ly rượu calvados trứ danh, đã lôi cuốn anh hết lần này đến lần khác trong mật ngọt đắm say của có, lại không phải là một thứ ái tình tầm thường. Ravic, dù nhiều lần tỏ rõ rằng mình không cần Jeanne, mình không yêu cô và không muốn dính dáng quá nhiều, lún quá sâu vào cõi lòng của người đàn bà này, cuối cùng cũng phải chấp nhận đầu hàng tất cả và để thứ ánh sáng tình yêu mới mẻ, chói lòa và nồng say cuốn anh vào những đam mê. Thế nhưng đam mê tình yêu của Ravic không phải là thứ đam mê bình thường, không phải là thứ đam mê trọn vẹn, bởi giữa lúc đắm say mật ngọt, giữa lúc nếu ở thời bình thì đáng lẽ con người ta đã mở rộng trái tim, hoàn toàn hiến dâng tất cả cho tình yêu, thì ngập ngụa trong đầu óc luôn nghĩ suy của Ravic là những chiêm nghiệm về cuộc đời, về tình hình châu Âu hiện tại, về số phận của anh và những người tị nạn khác. Đó có thể xem là trách nhiệm của Ravic – trách nhiệm của một người lính thực thụ - hoặc đó cũng có thể, như Ravic nói, là căn bệnh chung của châu Âu lúc bấy giờ, là cái nỗi oan nghiệt mà thời thế và tình hình chiến sự thời đó phủ bóng lên những cặp tình nhân. Tình yêu của Ravic dành cho Jeanne bị che mờ và bao phủ bởi một vấn đề lớn hơn: nỗi lo về chiến tranh sắp sửa nổ ra, về một châu Âu rồi đây sẽ tham chiến, những người tị nạn tiếp tục trở lại với kiếp sống vất vưởng lất lây mà họ đã vất vả lắm mới thoát ra được phần nào, và cả cái thái độ tự lừa bịp mình của các nguyên thủ châu Âu về một tương lai chiến tranh không bao giờ có, để rồi họ chẳng có động thái gì cả để ngăn chặn cuộc chiến sắp sửa nổ ra. Tình yêu bị thời thế che mờ ấy của Ravic đã đụng độ một cách mãnh liệt và đau thương với tình yêu đầy mong muốn chiếm hữu của Jeanne. Cô gái trẻ, đúng với cái tuổi của cô, không mong muốn gì khác hơn là một người đàn ông yêu mình cuồng si, tôn thờ mình đến mức điên loạn, suốt cuộc đời chỉ có mỗi mình cô trong trái tim và tâm trí. Đó là đòi hỏi đơn giản với những tên đàn ông tình si mỏi mệt, nhưng là một đòi hỏi khó khăn đối với một người mà chính những trải nghiệm kinh hoàng trong quá khứ đã hình thành một người lính đau đáu vì sinh mệnh của con người trong bản thân anh. Ấy thế mà bất chấp việc nhận ra con tim Ravic sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn dành cho cô, hướng về cô một cách trọn vẹn, Jeanne vẫn lao đến bên Ravic như một con thiêu thân lao đầu vào ngọn lửa chói lòa, thậm chí ngay cả khi – xa mặt cách lòng trong 3 tháng khi Ravic bị trục xuất sang Thụy Sĩ – cô đã là vợ của người đàn ông khác. Cuộc hôn nhân của Jeanne đã khiến cái phần biết đến ái tình nam nữ của Ravic bị tổn thương, đã khiến anh nhận ra có cái gì đã vỡ tan giữa hai người mà không bao giờ có thể hàn gắn lại nổi. Ravic đã yêu và đã đau khổ; anh đã biết cách duy nhất để anh có thể thực sự sống, và giờ đây anh chỉ cần sống thôi cũng đã đủ hạnh phúc lắm rồi, đó là dứt khoát chia tay Jeanne. Anh yêu cô và cũng vì yêu cô vô cùng, mà anh nhận ra mình và tình yêu của mình sẽ không bao giờ là đủ cho Jeanne, cho một cô gái luôn hừng hực lửa sống, lửa yêu và tham lam vô độ thứ ái tình mật ngọt. Thế nhưng cái sợi dây tình ái tưởng chừng như lỏng lơi nhưng thực ra lại vô cùng bền chặt giữa hai người đã khiến Ravic không thể nào chối từ dứt khoát những lần Jeanne lại lao vào anh như con thiêu thân lao vào chỗ chết. Hai con người quá khác nhau về tuổi tác, tính cách, quan niệm sống, lại có thể cuốn hút nhau đến vô cùng. Và Jeanne, nàng Jeanne tham lam mà tội nghiệp, vì tình yêu mà nàng đã sống, giữa sự giằng xé nội tâm và tình cảm của Ravic, giữa cái cảnh bị chối từ hàng loạt bởi người đàn ông duy nhất mà nàng yêu suốt cả cuộc đời này; và cũng vì tình yêu không được đáp lại đó mà nàng đã chết, trong vòng tay và những lời yêu thương hấp hối cuối cùng nàng trao gửi đến Ravic bằng thứ tiếng Ý mẹ đẻ nàng đã chôn chặt trên đầu lưỡi suốt bao năm qua…Phần lớn nội dung câu chuyện là về mối tình bi ai giằng xé của Ravic và Jeanne, khiến đôi lúc độc giả có thể hiểu nhầm “Khải hoàn môn” là một câu chuyện tình thời chiến. Ấy vậy mà không phải, bởi dù tình yêu có rất nhiều đất diễn trong câu chuyện này, thế nhưng nó cũng chỉ là yếu tố phụ để làm nổi bật thêm sự ám ảnh quá khứ và chất tự sự hiện thực chủ nghĩa đầy cảm xúc gói gọn trong hình ảnh nhân vật bác sĩ Ravic của chúng ta. Sự ám ảnh quá khứ càng được nhấn mạnh thêm bằng một diễn biến ngầm khác, không nổi bật bằng câu chuyện tình trái ngang của nhân vật chính, nhưng lại chạy xuyên suốt tác phẩm và trở thành sự giải thoát cuối cùng dành cho nhân vật này. Đó là khi Ravic phát hiện ra Haake – tên lính Gestapo đã tra tấn anh và nhiều người vô tội khác nữa năm xưa trong chốn tù ngục – hiện đang ở Paris và không hề nhận ra anh là ai. Nung nấu ý định trả thù từ bao năm nay, Ravic dõi theo đường đi nước bước của Haake như thể không còn gì quan trọng hơn với anh trong cõi đời này nữa. Để rồi khi Ravic đếm ngược tới thời điểm hạ sát Haake, khi độc giả cuối cùng cũng thấy anh có được công lý cho riêng mình, thì cũng là lúc hình ảnh Sybil – cái xác xám ngoét, treo cổ tự vẫn trong trại tập trung Đức Quốc xã – siêu thoát trong cõi lòng anh. Cái chết của tên Haake tàn độc, mỉa mai thay, lại mang đến sự sống tiếp theo cho linh hồn người đàn bà mà cái chết đã ám ảnh anh trong từng giấc ngủ, đồng thời giải thoát Ravic khỏi cái sức nặng vô hình mà nghẹt thở của quá khứ, của dĩ vãng tuy xa mà thật gần đã phủ cái bóng mờ lên cuộc sống của Ravic suốt bao năm qua. Cái chết của Haake dưới bàn tay đao phủ của Ravic, bất ngờ thay, cũng không gây ra cho Ravic bất cứ một sự dằn vặt lương tâm nào, bởi có lẽ, với hành động tàn bạo ngày xưa Haake đã từng thực hiện, không chỉ trên Ravic mà còn nhiều người vô tội khác với khuôn mặt bị biến dạng nham nhở, thì hắn ta đã không còn là con người nữa. Hắn ta đã trở thành một con quỷ, trở thành hiện thân cho cái ác, và Ravic giết hắn ta chính là giết chết cái ác, giết chết bóng ma quá khứ và tiêu diệt bớt cho cuộc đời một con quỷ đội lốt người. Đó là hành động mang đến công lý và bình yên cho nhân loại, thế thì có phải là tội lỗi đâu mà Ravic phải dằn vặt, có phải không?Làm nên phông nền hoàn hảo cho câu chuyện mang đậm dấu ấn hiện thực chủ nghĩa của Ravic là hình ảnh một Paris cuối những năm 30s của thế kỷ 20 với đầy đủ những mảng tới của nó – một Paris cũng đầy ắp tự sự hiện thực chủ nghĩa như chính nhân vật Ravic của chúng ta. Đó là Paris của khách sạn (hay nói đúng hơn là nhà lưu trú) International – nơi mà những người tị nạn, tha hương vất vưởng như Ravic có được một nơi chốn trú chân tạm thời, nơi mà bà chủ thức thời đến mức đáng ngạc nhiên, khi luôn luôn thay đổi hình ảnh và tranh treo tường cho phù hợp với đảng phái chính trị và chế độ cầm quyền của những vị khách tướng lĩnh mới chuyển đến. Đó là Paris của những quán bar mở cửa thâu đêm, đi kèm với hoạt động mại dâm với những cô gái hành nghề phải kiểm tra bệnh phụ khoa liên tục – những người mà sự vô tư, tinh khôi, trong sáng chỉ có quyền được bộc lộ vào những giờ nghỉ hiếm hoi trong ngày, trước khi lại bị che lấp đi bởi chất dâm dục lấm bụi trần mà bản chất công việc của các cô đã quyết định. Đó còn là Paris với những cô gái trẻ người non dạ, mang thai khi chưa kết hôn, phá thai chui để rồi phải chuyển đến bệnh viện nơi Ravic làm để cứu chữa – những cô gái mà việc mất khả năng sinh con mỉa mai thay lại là một điềm may, khi giờ đây các cô có thể thoải mái làm gái bán dâm mà chẳng phải sợ lãnh hậu quả. Đó còn là Paris của những mảnh đời nghèo khó mà việc tồn tại, chứ chưa nói đến sống, đã là một quá trình khó khăn dịu vợi; Paris của một cậu bé 13 tuổi lớn sớm, người lấy việc mình bị cưa chân quá đầu gối là điềm may, bởi tiền bảo hiểm và tiền từ việc bán chân giả của cậu sẽ giúp đỡ mẹ cậu rất nhiều trong việc tậu một cửa hàng làm ăn để trang trải cuộc sống.Tên của tiểu thuyết là “Khải hoàn môn”, thế nhưng hình ảnh Khải hoàn môn của thủ đô Paris hoa lệ lại hiện lên không nhiều như cái tên thể hiện. Và nhìn chung là các địa danh nổi tiếng khác của thủ đô Paris cũng thế. Tuy nhiên, trong những dịp hiếm hoi mà tác giả tập trung vài câu từ hay một đoạn văn miêu tả những công trình này, thì chúng vẫn hiện lên thật lộng lẫy và lấp lánh ánh đèn đúng với chất của Kinh đô Ánh sáng, để rồi như một sự trớ trêu đến nhói lòng, cái lấp lánh ánh đèn ấy dần dần tắt lụi theo lệnh ban bố chiến tranh của châu Âu, như thể một hình ảnh cáo chung và suy sụp cho không chỉ Paris phồn hoa và dung thứ – nơi nuôi dưỡng và là mái nhà cho đủ các loại người với đủ xuất thân và quốc tịch khác nhau – mà còn cho cả châu Âu trước tình trạng chiến tranh, trước “Buổi hoàng hôn của chư thần” như tác giả thường gọi. Và hình ảnh Khải hoàn môn được dùng để đặt tên cho tác phẩm, dường như cũng là một sự ẩn dụ mỉa mai đầy xót xa, bởi không có cái gì gọi là khải hoàn cho nước Pháp tại thời điểm đó cả, thời điểm mà Paris – biểu tượng của nước Pháp – cùng nhiều vùng khác của châu Âu sắp bị Đức Quốc xã chiếm đóng, thời điểm mà mạng người sắp phải chùn bước trước sự đày đọa tiếp theo của chiến tranh.Câu chuyện được kể ở cả ban ngày và ban đêm, nhưng bao phủ và nổi bật trên tất cả vẫn là chất bàng bạc của buổi đêm dịu vợi, thấm đẫm mùi rượu vang, khói thuốc lá và ánh đèn, tiếng nhạc, chất thác loạn xập xình của những quán bar mại dâm mở cửa thâu đêm suốt sáng. Và cũng chính buổi đêm mới là thời điểm cho Paris thực sự sống cuộc sống của nó, cuộc sống của một kinh đô ánh sáng, nơi đàn ông tìm đến đàn bà, đến rượu và những cuộc chơi; mới là thời điểm để những mảng tối cùng với chất tự sự hiện thực thấm đẫm nhân sinh của nó hiện lên rõ nét nhất, sống động nhất. Và buổi đêm cũng chính là thời điểm để Jeanne tìm đến Ravic, để Ravic giằng xé giữa bóng ma của quá khứ và tình yêu khó lòng chối bỏ với Jeanne. Đơn giản đây là một cuốn tiểu thuyết đáng để đọc, để nhâm nhi và cảm thụ từng chút một, không chỉ những triết lý về cuộc sống, tình yêu, thời thế, nhân sinh mà Ravic đưa ra, hay đắm mình giữa một trong những thủ đô nổi tiếng nhất thế giới ở thời điểm suy sụp và chiến tranh đến gần, mà còn là để trải nghiệm một câu chuyện tình ray rứt, thiết tha, vướng vít không sao dứt bỏ, giữa cái chốn phồn hoa đô thị mà cũng thật lắm sự đời.
Arch of Triumph: A Novel of a Man Without a Countryრამდენიმე დღის წინ გადავწყვიტე წამეკითხა ეს მშვენიერი რომანი, სამწუხაროდ წიგნის პირველმა რამდენიმე თავმა არც თუ ისე დიდი შთაბეჭდილება მოახდინა, ექიმი რავიკი, რომელიც გერმანელი ლტოლვილია და საექიმო პრაქტიკას არალეგალურად ეწევა, უძილობის გამო პარის ქუჩებში ღამღამობით დაეხეტება. მის ცხოვრებას აზრი აქვს დაკარგული და უბრალოდ სუნთქვას, ჭამს, მუშაობს და ზოგჯერ ძინავს კიდეც, მაგრამ ერთ მშვენიერ დღეს დაინახავს ქალს რომელიც თავის მოკვლას ლამობს და თავისდა გასაკვირად რავიკი მას გადააფიქრებინებს ამ საშინელ ქმედებას და თავისთან წაიყვანს რათა დაამშვიდოს და აზრზე მოიყვანოს... აქ კი ყველაფერი იწყება, გარკვეული ხნის შემდეგ მათ ერთმანეთი უყვარდებათ და ეს გრძნობა რავიკს ხელმეორედ ბადებს, ცხოვრების აზრს უბრუნებს თითქოს მისი სიცოცხლე ახალი ფურცლიდან დაიწყო... წიგნი საკმაოდ საინტერესოა და მინდა ავღნიშნო რომ 21-22 თავში საკმაოდ დიდი აზრი დევს, ცხოვრებისეული მომენტებია ქალის და კაცის ურთიერთობიდან და ყოველი დეტალის საკმაოდ საინტერესო ანალიზი რავიკის ფიქრებში, დასასრული ვერ ვიტყოდი რომ სრულიად მოულოდნელი, მაგრამ საკმაო დოზით, წიგნის ბოლოს კი ავტორი ჩვენს ფანტაზიას უტოვებს მთავარი გმირის სამომავლო ბედს. წიგნში საკმაოდ არის პათოსი რომელიც ნამდვილ გრძნობებს აგღიძრავთ და თუკი სიმშვიდეში და მარტოობაში წაიკითხავთ წიგნს, შეიგრძნობთ სრულად მის ყველა დეტალს და საკუთარ თავს მის ერთ-ერთ პერსონაჟად წარმოიდგენთ, დამიჯერეთ წინ ძალიან დიდი სიამოვნება გელით
Do You like book Arch Of Triumph: A Novel Of A Man Without A Country (1998)?
I must say that Arch of Triumph by Erich Maria Remarque is an amazing and heartbreaking novel which evokes all kinds of emotions. Set in 1939, Arch of Triumph tells the story of the tragic life of Ravic, a talented German surgeon and a stateless refugee living in Paris. Unwilling to return to Nazi Germany, Ravic lives in France illegally and performs surgery on behalf of two less skillful French doctors. Ravic seems to have lost hope to find happiness and leads a life disconnected from emotion until he meets Joan, a beautiful young woman, who brings love and happiness into his life again. But their love is doomed by the ominous approach of war.I loved the characters so much! They all had depth and were interesting, complete and powerful. I loved how realistically they were portrayed. My favourite character is Ravic. I loved Ravic’s thoughts of life, love, and happiness. I loved him for his numerous virtues. He is now one of my favourite male characters. I fell in love with Remarque’s writing style from the first page! It’s so simple and at the same time so mesmerizing.Arch of Triumph is one of those books that make the reader think. Reading this novel was devastating, heartbreaking, and heartwarming. Arch of Triumph is now one of my treasured books. This book ripped my heart into tiny pieces and I'm not sure I'll ever be the same. Really.
—Masha
EMR manages, once again, to deliver a superb, claustrophobic account of the subject. In this case, the year before the outbreak of WW2. An in-depth study of life in Paris at the time, focussing on the diversity of emigrants of the time and the diverse outcome in their lives. Coming from different backgrounds and going to different futures, they are all linked by the present situation. The main character is complete, deep and powerful. With a good dosage of black humour, I particularly enjoyed the stories immigrants of the hotel.
—Maria Marinas
Erich Maria Remarque is best known for his classic masterpiece All Quite on the Western Front. Arch of Triumph is considered his next best and is overshadowed by All Quite.., but it is a beautifully written novel that stands on it's own merit and one that I enjoyed reading from start to finish. The setting is 1938 Paris, nervous about the unrest in Europe prior to the start of World War II, and filled with expatriates and refugees of many nationalities. Ravic is an accomplished German surgeon, and having fled Nazi Germany, he is living in Paris without passport or documantation. He finds work by performing surgery for two, less than average, French doctors. Really his main goal is to avoid capture and deportation, and survive the coming maelstrom of war. Amid all this turmoil, just when he should least expect it, he falls in love with Joan, an actress. The characters are few in this novel, really Ravic and Joan drive most of the stories plot, so Remarque has time to fully develop these very interesting characters and this intriguing story line. The reader can feel the tension of the city and fear of it's people in the words of Remarque, and you are left with a feeling of hopelessness for everyone. Remarkable book, I loved it. 4.5 stars.
—Duane